IP Camera (trong tiếng Anh là Internet Protocal Camera, viết tắt IP Camera), là một loại camera được điều khiển và sử dụng từ xa qua mạng. Mỗi Camera được có một địa chỉ IP có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp thành một hệ thống mà không bị giới hạn về số lượng camera.
Lịch sử
IP Camera được thương mại hóa lần đầu vào năm 1996, bởi hãng Axis Communications[1]
Đặc điểm
IP Camera có ưu điểm thu được hình ảnh với độ nét và chất lượng megapixel cao
Một lợi thế của camera IP là khả năng sử dụng hệ thống dây mạng sẵn có để truyền điện (PoE) phục vụ cho hệ thống camera. Điều này được tuân theo tiêu chuẩn TIA/EIA-568-B với giới hạn khoảng cách từ switch tới camera là 100m.
Lưu lượng tín hiệu IP cần lưu ý các vấn đề: băng thông, thay đổi tỉ lệ bit, kích thước file lớn, cân bằng tải, virus và độ trễ.Nếu mạng có vấn đề dù chỉ trong giây lát, hình ảnh sẽ bị gián đoạn hoặc kém chất lượng.
Dữ liệu IP có thể được mã hóa và khó có thể biết được nội dung nếu bị đánh cắp.
IP Camera đòi hỏi một số kỹ năng mạng cơ bản cho việc lắp đặt ở quy mô nhỏ. Nhưng ở những quy mô lớn hơn như doanh nghiệp, việc lắp đặt camera IP yêu cầu người lắp đặt phải trang bị kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn.
IP Camera cần một NVR để giao tiếp với từng camera cụ thể. Mỗi khi muốn lắp đặt một camera mới, bạn cần đảm bảo rằng NVR có hỗ trợ cho camera đó. Bởi vì NVR có thể chỉ hỗ trợ một số camera giới hạn của một nhà sản xuất cụ thể.
Ngày nay, chuẩn ONVIF được sử dụng chung cho tất cả camera và đầu ghi hình, giúp NVR và Camera IP hỗ trợ lẩn nhau.
Một trong những ưu điểm của IP là nếu muốn thêm vào một camera IP mới, chỉ cần cắm vào bất kỳ kết nối mạng nào.Tuy nhiên, khi muốn mở rộng hệ thống camera lên quy mô lớn cho các doanh nghiệp, cần phải có những thiết bị quản lý chuyên dụng và băng thông cần thiết.
IP Camera có thể đắt hơn so với camera bình thường. Việc lắp đặt hệ thống cho IP Camera đòi hỏi phải có các switch và các thiết bị ngoại vi.
Một lợi thế của camera IP là khả năng sử dụng hệ thống dây mạng sẵn có để truyền điện (PoE) phục vụ cho hệ thống camera. Điều này được tuân theo tiêu chuẩn TIA/EIA-568-B với giới hạn khoảng cách từ switch tới camera là 100m.
Lưu lượng tín hiệu IP cần lưu ý các vấn đề: băng thông, thay đổi tỉ lệ bit, kích thước file lớn, cân bằng tải, virus và độ trễ.Nếu mạng có vấn đề dù chỉ trong giây lát, hình ảnh sẽ bị gián đoạn hoặc kém chất lượng.
Dữ liệu IP có thể được mã hóa và khó có thể biết được nội dung nếu bị đánh cắp.
IP Camera đòi hỏi một số kỹ năng mạng cơ bản cho việc lắp đặt ở quy mô nhỏ. Nhưng ở những quy mô lớn hơn như doanh nghiệp, việc lắp đặt camera IP yêu cầu người lắp đặt phải trang bị kỹ năng và chuyên môn kỹ thuật nhiều hơn.
IP Camera cần một NVR để giao tiếp với từng camera cụ thể. Mỗi khi muốn lắp đặt một camera mới, bạn cần đảm bảo rằng NVR có hỗ trợ cho camera đó. Bởi vì NVR có thể chỉ hỗ trợ một số camera giới hạn của một nhà sản xuất cụ thể.
Ngày nay, chuẩn ONVIF được sử dụng chung cho tất cả camera và đầu ghi hình, giúp NVR và Camera IP hỗ trợ lẩn nhau.
Một trong những ưu điểm của IP là nếu muốn thêm vào một camera IP mới, chỉ cần cắm vào bất kỳ kết nối mạng nào.Tuy nhiên, khi muốn mở rộng hệ thống camera lên quy mô lớn cho các doanh nghiệp, cần phải có những thiết bị quản lý chuyên dụng và băng thông cần thiết.
IP Camera có thể đắt hơn so với camera bình thường. Việc lắp đặt hệ thống cho IP Camera đòi hỏi phải có các switch và các thiết bị ngoại vi.
..
Trả lờiXóa